Khóa học cùng chuyên gia

Quy tắc xuất xứ (Rule of Origin - ROO) là gì?

Theo cách hiểu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quy tắc xuất xứ (ROO) là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm xác định nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa.

MỤC LỤC

    Quy tắc xuất xứ (Rule of Origin - ROO) là gì?

    1. Quy tắc xuất xứ (Rule of Origin - ROO) là gì?

    Theo cách hiểu của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quy tắc xuất xứ (ROO) là tập hợp các tiêu chí cần thiết nhằm xác định nguồn gốc quốc tịch của hàng hóa.

    Theo các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Quy tắc xuất xứ ưu đãi (Preferential ROO tập hợp các tiêu chí nhằm xác định hàng hóa được coi là có xuất xứ (nguồn gốc quốc tịch) trong FTA và được hưởng ưu đãi thuế quan theo FTA đó.

    Nói một cách ngắn gọn thì quy tắc xuất xứ là tập hợp (một Bộ) các tiêu chí để xác định nguồn gốc xuất xứ của hàng hóa. Xuất xứ của hàng hóa được hiểu như "quốc tịch" của hàng hóa, giúp cơ quan hải quan, thuế và các cơ quan có thẩm quyền khác xác định được hàng hóa đến từ đâu, để áp dụng thuế quan và các biện pháp nhập khẩu tương ứng. Tùy từng mục tiêu, tùy hiệp định/thỏa thuận mà các Bộ quy tắc xuất xứ được quy định khác nhau.

    2. Có những loại quy tắc xuất xứ (Rule of Origin - ROO) nào?

    2.1. Phân loại theo mục đích sử dụng

    Quy tac xua xu

    Hình: Phân loại quy tắc xuất xứ

    Nếu xét theo mục đích thì Quy tắc xuất xứ có 2 loại chính, gồm:

    2.1.1. Quy tắc xuất xứ ưu đãi:

    Nhóm ROO này được sử dụng nhằm xác định xuất xứ của hàng hóa cho mục đích cho hưởng thuế quan ưu đãi tại trường nhập khẩu (ví dụ ROO để hưởng ưu đãi thuế quan theo các Hiệp định thương mại tự do - FTA hoặc các Thỏa thuận thương mại khác; ROO để hưởng ưu đãi thuế quan theo Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập-GSP của Nước nhập khẩu cho hưởng GSP...).

    Tùy theo số lượng các bên cho hưởng ưu đãi thuế quan theo ROO ưu đãi mà ROO ưu đãi được phân thành 03 nhóm nhỏ hơn, gồm ROO ưu đãi đơn phương, song phương và đa phương.

    => ROO ưu đãi đơn phương: Là quy tắc xuất xứ sử dụng để xác định hàng hóa thuộc diện được hưởng các ưu đãi thuế quan mà các nền kinh tế phát triển (ví dụ Hoa Ký, Nhật Bån, EU...) dành cho các nền kinh tế đang phát triển hoặc kém phát triển (ví dụ Việt Nam, Thái Lan, Lào, Campuchia, Bangladesh,...) - còn được biết tới dưới tên Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)

    GSP Ià các ưu đãi thuế quan một chiều mà một nước phát triển tự nguyện dành cho các nước đang phát triển (không phải là kết quả của đàm phán hay đánh đổi song phương). Vì vậy, các nước phát triển cấp GSP có toàn quyền quyết định về ROO đối với các hàng hóa mà mình muốn cho hưởng GSP cũng như các điều kiện khác (ví dụ điều kiện về tổng kim ngạch nhập khẩu loại hàng hóa đó từ nước đang phát triển đó vào thị trường của họ). Cũng vì lý do này, khi các nền kinh tế phát triển (A) đánh giá một nền kinh tế đang hoặc kém phát triển (B) đã trưởng thành tương đối trong một số ngành hàng cụ thể, A có thể sẽ rút lại các ưu đãi thuế quan đã dành cho B. Khi đó ROO đối với sản phẩm đó sẽ không áp dụng.

    ●      Ví dụ về ưu đãi đơn phương GSP của EU

    Thuế suất ưu đãi GSP mà EU dành cho tôm thành phẩm có xuất xứ từ Việt Nam và Thái Lan là 7%.

    Từ ngày 01/01/2015, EU không cho Thái Lan hưởng mức đãi thuế này vì đánh giá Thái Lan đã tương đối trưởng thành trong ngành tôm. Do đó, tôm thành phẩm từ Thái Lan xuất khẩu vào EU sẽ chịu mức thuế MFN 20% tương đương với mức thuế suất áp dụng với tôm cùng loại nhập khẩu từ Ấn Độ và các nước khác không được hưởng thuế GSP vào EU.

    Như vậy tôm thành phẩm của Việt Nam sẽ có lợi thế về thuế quan so với các đối thủ cạnh tranh xuất khẩu vào EU nhờ thuế GSP thấp. Để được hưởng ưu đãi GSP này, tôm Việt Nam phải đáp ứng quy tắc xuất xứ theo GSP của EU.

    => ROO ưu đãi song phương: Là ROO sử dụng để xác định hàng hóa thuộc diện được hưởng các ưu đãi thuế quan theo các FTA hoặc thỏa thuận ưu đãi thuế quan song phương giữa hai nền kinh tế. Ví dụ ROO trong các FTA song phương giữa Việt Nam với Nhật Bản, Hàn Quốc, Chile là các ROO ưu đãi song phương.

    => ROO ưu đãi đa phương: Là ROO sử dụng để xác định hàng hóa thuộc diện được hưởng ưu đãi thuế quan theo các FTA hoặc thỏa thuận ưu đãi thuế quan đa phương giữa nhiều nền kinh tế. Ví dụ ROO trong Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ Xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) hoặc Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) là những ROO ưu đãi đa phương.

    2.2.2. Quy tắc xuất xứ không ưu đãi:

    Nhóm ROO này không nhằm mục đích xác định hàng hóa hưởng thuế quan ưu đãi tại thị trường nhập khẩu mới nhằm các mục đích khác (ví dụ ROO để xác định nguồn gốc hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng, ROO để xác định xuất xứ của hàng hóa làm căn cứ để cơ quan có thẩm quyền nước nhập khẩu áp dụng các biện pháp thuế như chống bán phá giá, chống trợ cấp, các biện pháp kiểm soát đặc thù khác về kiểm dịch, ghi nhãn hàng hóa, thống kê…)

    Trong số các mục đích của ROO không ưu đãi có thể có mục đích "trừng phạt về thuế", vì vậy trên thực tế sẽ xảy ra những trường hợp hàng hóa cần có chứng nhận xuất xứ không ưu đãi (C/O không ưu đãi) để chứng minh hàng hóa đó thuộc diện không bị trừng phạt, và như vậy C/O không ưu đãi lại có ý nghĩa như một sự "ưu đãi" (không bị trừng phạt)

    ●      Ví dụ về trường hợp C/O không ưu đãi trở thành C/O "ưu đãi"

    Theo Quyết định 56 1105/QĐ-BCT do Bộ trưởng Bộ Công Thương ký ban hành ngày 30 tháng 5 năm 2017, Việt Nam quyết định áp thuế chống bán phá giá (CBPG) chính thức đối với một số sản phẩm tôn mạ nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong đó thuế chống bán giá đối với sản phẩm tôn mạ có mã HS 7210.41.11 do công ty Tangshan Branch, Trung Quốc sån xuất là 38,34%.

    Trong khi đó, thuế MFN đang áp dụng đối với sản phẩm này là 20%, và thuế ưu đãi theo Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN- Trung Quốc (ACFTA) là 15% ( C/O mẫu E).

    Như vậy, nếu sản phẩm tôn mạ này nhập khẩu từ Tangshan Branch Trung Quốc sau khi có quyết định áp thuế chống bán phá giá kể trên thì sẽ có mức thuế là 58,34% (MFN 20% +  thuế CBPG 38,34%) nếu không có C/O mẫu E, và mức thuế là 53,34% (thuế ACFTA 15% + thuế CBPG 38,34%) nếu có C/O mẫu E.

    Nếu nhà nhập khẩu Việt Nam, thay vì nhập khẩu từ Tangshan Branch Trung Quốc (giả sử có C/O mẫu E, sau khi áp thuế CBPG, mức thuế mới là 53,34%) lại nhập khẩu từ Đài Loan có C/O không ưu đãi do Đài Loan cấp. C/O không ưu đãi này sẽ chịu thuế MFN là 20% và như vậy C/O không ưu đãi lúc này lại trở thành "ưu đãi" hơn do mức thuế phải chịu (20%) thấp hơn mức thuế sau khi bị áp thuế CBPG (53,34%).

    2.2. Phân loại ROO theo nội dung các tiêu chí

    Nếu xét theo nội dung các tiêu chí thì quy tắc xuất xứ ưu đãi có các loại tiêu chí sau:

    -       Xuất xứ thuần túy (WO);

    -       Được sản xuất hoàn toàn từ nguyên liệu có xuất xứ (PE);

    -       Xuất xứ không thuần túy, với một phần nguyên liệu không có xuất xứ: Đối với nhóm tiêu chí này thì ROO lai được quy định cụ thể hơn theo các dạng tiêu chí như: (i) Chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC); (ii) Hàm lượng Giá trị Khu vực (RVC); (iii) Công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP) hoặc (iv) Tiêu chí tổng hợp: là sự kết hợp của bất kỳ các tiêu chí nào trong số các tiêu chí kể trên.

    heart Xuất nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX là trung tâm hàng đầu Việt Nam hiện nay chuyên cung cấp các khóa đào tạo xuất nhập khẩu từ cấp độ tổng quan đến chuyên sâu trong ngành Ngoại thương, Kinh doanh quốc tế, Xuất nhập khẩu, Logistics, Purchasing, Merchandise, Đào tạo In-House... 

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

     

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex