MỤC LỤC
Ocean Freight = O.F = Cước chặng chính
THC = Terminal Handling Charge at POL ở cảng bốc.
(Hoặc hãng tàu sẽ chào thêm = tức người bán phải trả luôn THC at POD ở cảng dỡ, nếu điều kiện thuê tàu là nhóm D)
Seal fee: phí bán seal bấm vào container để niêm phong
Original B/L fee = Doc fee = Phí phát hành vận đơn gốc
Và/hoặc Surrender fee = Telex release fee
CIC = Container Imbalance Charge = Phí cân đối vỏ cont
Và các loại phí khác hãng tàu sẽ thu tùy tập quán tuyến đường vận chuyển, tùy hãng tàu, tùy thời điểm vận chuyển, tùy sản phẩm, tùy hải quan mỗi nước quy định… Sẽ được người viết đề cập và phân tích riêng ở phần Các loại phụ phí trong vận tải đường biển.
Ocean Freight = O.F = Cước chặng chính
THC = Terminal Handling Charge at POL ở cảng bốc.
(Hoặc hãng tàu sẽ chào luôn THC at POD nếu điều kiện thuê tàu là nhóm D)
Seal fee: phí bán seal bấm vào container để niêm phong
Original B/L fee = Doc fee = Phí phát hành vận đơn gốc
Và/hoặc Surrender fee = Telex release fee
CIC = Container Imbalance Charge = Phí cân đối vỏ cont
Và các loại phí khác được thu từ phía hãng tàu…
Service charge = Handling Charge: phí mà FWD thu như một loại phí dịch vụ mà FWD đã phục vụ công việc cho chủ hàng.
CFS charge = Container freight station Charge: phụ phí làm hàng lẻ (nếu đây là hàng LCL – không đầy cont.
Như vậy, có thể thấy FWD sẽ lấy đúng những loại phí mà hãng tàu đã chào cho họ để chào lại cho chủ hàng. Sau đó, FWD sẽ nâng Ocean freight lên để kiếm lời, đồng thời tính thêm phí số (7) (hoặc nếu là hàng lẻ thì có thêm phí số (8)). Do vậy, chủ hàng muốn deal giá cước với FWD thì deal ở phần (1) và (7) chứ đừng nên dùng những phần khác để deal.
(11) CIC
(12) D/O fee: phí phát hành D/O = Delivery order
(13) CCC = Container Cleaness Charge (VSC = phí Vệ Sinh Cont)
(14) Các loại phụ phí khác do hãng tàu thu tùy tập quán từng nước
(15) Handling fee từ FWD của người nhập khẩu (trong trường hợp họ book tàu qua FWD)
@ Từ (2) cho đến (8) thì được gọi chung là Local Charge at POL ở nước người bán. Do người bán tự trả, dù ai thuê tàu đi chăng nữa.
@ Từ (11) cho đến (15) thì được gọi chung là Local Charge at POD ở nước người mua. Do người mua tự trả, dù ai thuê tàu đi chăng nữa.
Lưu ý:
Một vài nhân viên bán cước cố ý không làm rõ các phân mục nhỏ này. Họ chỉ nói cước chặng chính mà không đề cập đến các phụ phí, mục đích là muốn chào một mức giá cước rẻ để dễ dàng thuyết phục người thuê tàu mua cước.
Ví dụ trong trường hợp người bán thuê tàu. Người bán phải cẩn thận và yêu cầu bên chào cước nêu rõ và thoả thuận rõ ràng các phụ phí trên. Vì khi đã xác nhận đồng ý mức cước này, người XK sẽ cộng nó vào giá hàng bán và ký hợp đồng mua bán với người NK. Nếu bên bán cước lúc này kê thêm các loại phụ phí hoặc đòi thu thêm phí, người bán sẽ rơi vào thế đã rồi, phải chấp nhận phụ phí này mới thuê được tàu, trong khi không thể thay đổi giá hàng bán với người NK. Mâu thuẫn với bên bán cước có thể khiến người XK quyết định tìm một hãng tàu khác để chở hàng, nhưng nếu đây là hãng tàu mà người NK chỉ định (người NK đã xác nhận dùng) thì người XK không thể thay đổi vì sẽ làm phật lòng người NK.
Cuối cùng, người thuê tàu phải nhớ hỏi vấn đề free time. Khi xin thêm free time thì có tốn thêm tiền phụ phí hay không.
Ảnh: Các loại chi phí người Xuất khẩu phải trả khi thuê tàu
Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX
Mọi chi tiết về Khóa học, Giảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.