Khóa học cùng chuyên gia

Giám Định Tổn Thất, Khiếu Nại Bảo Hiểm Đòi Bồi Thường

Nếu trong quá trình vận chuyển đến địa điểm của người nhập khẩu, phát sinh tổn thất thiệt hại cho lô hàng gây ra bởi những rủi ro được bảo hiểm, thì người được bảo hiểm sẽ yêu cầu Giám định tổn thất và chuẩn bị bộ hồ sơ khiếu nại đòi bảo hiểm bồi thường.

MỤC LỤC

    1. Giám định tổn thất

    Nếu trong quá trình vận chuyển đến địa điểm của người nhập khẩu, phát sinh tổn thất thiệt hại cho lô hàng gây ra bởi những rủi ro được bảo hiểm, thì người được bảo hiểm sẽ yêu cầu Giám định tổn thất và chuẩn bị bộ hồ sơ khiếu nại đòi bảo hiểm bồi thường.

    Giám định tổn thất là việc làm của các chuyên gia giám định của người bảo hiểm hoặc của công ty giám định được người bảo hiểm uỷ quyền, nhằm xác định tính chất, nguyên nhân, mức độ và trách nhiệm đối với tổn thất xảy ra làm cơ sở cho việc bồi thường.

    Cơ quan giám định phải là cơ quan được quy định trong hợp đồng bảo hiểm.

    Việc giám định được tiến hành khi hàng hoá bị hư hỏng, đổ vỡ, thiếu hụt, giảm phẩm chất… ở cảng đến (không muộn hơn 60 ngày kể từ ngày dỡ hàng khỏi tàu) hoặc cảng dọc đường và do người được bảo hiểm yêu cầu.

    Khi có yêu cầu giám định, nếu tổn thất rõ rệt phải tiến hành giám định ngay trước hoặc trong lúc dỡ hàng; nếu tổn thất không rõ rệt phải tiến hành giám định trong thời gian cho phép lập thư dự kháng Letter of Reservation - L/R.

    Những trường hợp tổn thất do tàu bị đắm, hàng mất, giao thiếu hàng hoặc không giao hàng không cần phải giám định.

    Sau khi giám định, người giám định sẽ cấp chứng thư giám định dưới dạng: Biên bản giám định hoặc Giấy chứng nhận giám định.

    2. Khiếu Nại Bảo Hiểm Đòi Bồi Thường

    Sau đó, người được bảo hiểm sẽ chuẩn bị bộ hồ sơ Khiếu nại đòi bảo hiểm bồi thường như sau:

    • Đơn khiếu nại có ghi rõ số tiền bồi thường của các bên

    • Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứng nhận bảo hiểm hoặc hợp đồng bảo hiểm gốc

    • B/L bản gốc và C/P nếu có

    • Hoá đơn thương mại, bản chính

    • Hoá đơn về các chi phí khác, nếu có

    • Biên bản giám định (Survey Report)

    • Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)

    • Biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng (COR)

    • Giấy chứng nhận hàng thiếu (CSC)

    • Thư dự kháng (Letter of Reservation)

    • Kháng nghị hàng hải (Sea Protest)

    • Nhật ký hàng hải (Log Book)

    Hồ sơ khiếu nại phải chứng minh được:

    • Người khiếu nại có lợi ích bảo hiểm

    • Hàng hoá đã được bảo hiểm

    • Tổn thất thuộc một rủi ro được bảo hiểm

    • Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm

    • Mức độ tổn thất

    • Số tiền đòi bồi thường

    • Đảm bảo được nguyên tắc thế quyền.

    ​​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex