Khóa học cùng chuyên gia

Thách Thức Mới Cho Doanh Nghiệp Việt Nam Xuất Khẩu Nhôm, Thép Sang Mỹ Trước Mức Thuế 25%

Mỹ áp thuế 25% lên nhôm, thép nhập khẩu từ Việt Nam, gây khó khăn cho doanh nghiệp do chi phí tăng và nguy cơ mất thị trường. Để thích ứng, doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, nâng cao giá trị sản phẩm, tối ưu chi phí và hợp tác với đối tác được miễn thuế để duy trì cạnh tranh.

MỤC LỤC

    Từ ngày 4/3, tất cả nhôm và thép nhập khẩu vào Mỹ sẽ bị áp mức thuế 25%, theo sắc lệnh vừa được Tổng thống Mỹ Donald Trump ký. Quyết định này tạo ra những thách thức đáng kể đối với các doanh nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và xuất khẩu nhôm, thép sang thị trường này.

     

    Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm sắc lệnh nâng thuế nhôm, thép ngày 10/2. Ảnh: Reuters

    Tổng thống Mỹ Donald Trump cầm sắc lệnh nâng thuế nhôm, thép ngày 10/2. Ảnh: Reuters

    1. Tác động đối với doanh nghiệp Việt Nam

    Mỹ là một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của ngành thép Việt Nam. Theo Hiệp hội Sắt Thép Mỹ, Việt Nam nằm trong nhóm những quốc gia xuất khẩu thép lớn sang Mỹ, bên cạnh Canada, Brazil, Mexico và Hàn Quốc. Việc áp dụng mức thuế nhập khẩu 25% sẽ đắt doanh nghiệp Việt trước những bài toán khó khăn trong việc duy trì tĩnh cạnh tranh.

    1.1. Gia tăng chi phí:

    • Mức thuế cao đồng nghĩa với giá bán cao hơn, khiến hàng hoá Việt Nam khó cạnh tranh với những đối thủ đang được hưởng đặc quyền miễn thuế như Canada, Mexico.

    1.2. Nguy cơ mất thị trường:

    • Các doanh nghiệp Mỹ có xu hướng chuyển sang các nhà cung cấp được miễn thuế, làm giảm sản lượng nhập khẩu từ Việt Nam.

    1.3. Rủi ro chính sách:

    • Mỹ có thể tiếp tục siết chặt các quy định về nguồn gốc hàng hoá, buộc thép nhập khẩu phải “nung chảy và đúc” tại Bắc Mỹ, hạn chế khả năng Việt Nam xuất khẩu qua trung gian.

    2. Giải pháp Thích ứng

    Trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam cần xác định chiến lược thích ứng nhanh chóng:

    • Đa dạng thị trường: Tìm kiếm và mở rộng sang các thị trường tiềm năng như châu Á, EU hoặc khu vực Trung Đông.

    • Tăng giá trị sản phẩm: Chuyển sang các sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao, giá trị gia tăng thay vì sản xuất đại trà.

    • Tối ưu hoá chi phí: Cải tiến quy trình sản xuất, giảm chi phí để duy trì mức giá cạnh tranh.

    • Tăng cường hợp tác quốc tế: Liên kết với các đối tác thuộc nhóm được miễn thuế để tiếp tục đưa hàng vào Mỹ.

    Việc Mỹ áp dụng thuế 25% lên nhôm, thép nhập khẩu từ Việt Nam chân chính là một thử thách lớn. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp có chiến lược đúng đắn, tăng cường đổi mới, linh hoạt thích ứng, thì hoàn toàn có thể vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển.

    Nguồn: vnexpress.net

     
    LÊ SÀI GÒN
    NCS Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex