Khóa học cùng chuyên gia

Range Of Ports; Safe Port Là Gì?

Tuỳ vào mục đích giảm thiểu rủi ro, loại tàu (tải trọng tàu), tập quán bốc/dỡ hàng của hãng tàu, địa hình, luồng lạch và cơ sở vật chất của hệ thống cảng nước xuất/nước nhập, hai bên sẽ thoả thuận cảng bốc/cảng dỡ là một cảng xác định cụm có thể là một trong những cảng thuộc cụm cảng quy định.

MỤC LỤC

    Quy định về cảng bốc hàng/cảng dỡ hàng.

    Tuỳ vào mục đích giảm thiểu rủi ro, loại tàu (tải trọng tàu), tập quán bốc/dỡ hàng của hãng tàu, địa hình, luồng lạch và cơ sở vật chất của hệ thống cảng nước xuất/nước nhập, hai bên sẽ thoả thuận cảng bốc/cảng dỡ là một cảng xác định cụm có thể là một trong những cảng thuộc cụm cảng quy định.

    • Nếu quy đinh là một cảng duy nhất, hai bên ghi: Loading port: [tên cảng bốc] và Discharging port: [tên cảng dỡ]

    • Nếu quy định là một cụm cảng bốc/cảng dỡ, hai bên ghi: Range of loading port [tên cụm cảng bốc], và Range of Discharging port [tên của cụm cảng dỡ].

    Việc không quy định chính xác tên cảng bốc/dỡ mà chỉ ghi tên khu vực cảng/cụm cảng sẽ gây rủi ro cho cả hai bên vì cước phí phát sinh thêm (chi phí vận tải nội địa đối với chủ hàng, hoặc chi phí vận tải trong luồng lạch sông đối với hãng tàu) do vị trí cảng xếp dỡ chính xác nằm ngoài dự trù.

    Nếu quy định là Range of port, hai bên nên quy định thêm thứ tự địa lý của cảng xếp dỡ (port to be in Geographitical rotain). Thứ tự này phụ thuộc vào luồng tàu chạy và sự lựa chọn của chủ tàu.

    Ví dụ, hai bên thoả thuận là tàu đến bốc hàng ở cụm cảng thành phố Hồ Chí Minh. “Range of loading port: HCM city ports”. Trong thực tế tàu đi từ biển Đông vào TPHCM nếu đi theo luồng mũi Vũng Tàu, thì phải vòng qua mũi Vũng Tàu, vịnh Rành Rái và các sông Ngã Bảy, sông Lòng Tàu, sông Nhà Bè và sông Sài Gòn, lần lượt qua các các cảng theo thứ tự từ ngoài biển vào: cảng Cái Mép – Thị Vải, cảng Long Thuận, Cảng Phú Đông, Cảng Phú Hữu, Cảng Cát Lái, Cảng Lotus, Cảng Tân Thuận 2, cảng VICT, cảng Bến Nghé, Cảng Tân Thuận, Cảng Phước Long, Tân Cảng… quãng đường kéo dài hơn 80km đường sông. Còn nếu đi theo luồng cửa sông Soài Rạp thì vị trí ghé cảng lại khác.

    Như vậy, căn cứ vào vị trí xưởng của mình, người thuê tàu nên thoả thuận vị trí cảng mà tàu phải ưu tiên đến trước để tiết kiệm chi phí vận tải nội địa cho mình

    Cảng bốc dỡ quy định trong hợp đồng phải là cảng an toàn (Safe port) về mặt luồng lạch/giao thông đường thuỷ và an toàn về chính trị xã hội.

    Khi cảng bốc/dỡ là cảng trong nội thuỷ, hay bị phù sa gần cửa sông bồi lắp hoặc thuỷ triều lên xuống nhanh, để bảo vệ quyền lợi của mình, chủ tàu thường thích thêm câu: “Tàu đến ở Cảng bốc cụ thể, hoặc bất kỳ nơi nào gần cảng này mà tàu có thể đến được một cách an toàn và luôn luôn đậu nổi được (không mắc cạn) vào hợp đồng (or so near thereto as ship may safely get and lie always afloat). Người thuê không nên chấp nhận câu này, hoặc nếu chấp nhận thì nên thêm cụm từ “or safe aground” (chạm đất an toàn) là dung hoà được rủi ro cho cả hai.

    Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex