Khóa học cùng chuyên gia

CÁCH DEAL GIÁ CƯỚC VỚI HÃNG TÀU , FORWARDER (FWD)

Sau khi người thuê tàu cung cấp thông tin lô hàng cho hãng tàu/FWD thì hãng tàu hoặc FWD sẽ chào giá cước và các phí liên quan cho người thuê tàu. Bên thuê tàu sẽ cộng chi phí vận chuyển này vào giá hàng bán/hàng mua; còn bên không thuê tàu cũng phải biết những chi phí mình phải trả, để cân nhắc trước khi ký hợp đồng mua bán với nhau.

MỤC LỤC

     

     CÁCH DEAL GIÁ CƯỚC VỚI HÃNG TÀU , FORWARDER (FWD)

    1.Nếu người bán là người thuê tàu 

    Nếu người bán là người thuê tàu, và hỏi giá trực tiếp từ hãng tàu đầu bán, thì hãng tàu sẽ chào các loại phí như sau:

    (1)  Ocean Freight = O.F = Cước chặng chính

    (2)  THC = Terminal Handling Charge at POL ở cảng bốc.

    (Hoặc hãng tàu sẽ chào thêm = tức người bán phải trả luôn THC at POD ở cảng dỡ, nếu điều kiện thuê tàu là nhóm D)

    (3)  Seal fee: phí bán seal bấm vào container để niêm phong

    (4)  Original B/L fee = Doc fee = Phí phát hành vận đơn gốc

    Và/hoặc Surrender fee = Telex release fee

    (5)   CIC = Container Imbalance Charge = Phí cân đối vỏ cont

    (6)  Và các loại phí khác hãng tàu sẽ thu tùy tập quán tuyến đường vận chuyển, tùy hãng tàu, tùy thời điểm vận chuyển, tùy sản phẩm, tùy hải quan mỗi nước quy định… Sẽ được người viết đề cập và phân tích riêng ở phần Các loại phụ phí trong vận tải đường biển.

    ✤   Nếu người bán là người thuê tàu, và hỏi giá Forwarder đầu bán, thì FWD sẽ chào các loại phí như sau:

    (1)  Ocean Freight = O.F = Cước chặng chính

    (2)  THC = Terminal Handling Charge at POL ở cảng bốc.

    (Hoặc hãng tàu sẽ chào luôn THC at POD nếu điều kiện thuê tàu là nhóm D)

    (3)  Seal fee: phí bán seal bấm vào container để niêm phong

    (4)  Original B/L fee = Doc fee = Phí phát hành vận đơn gốc

    Và/hoặc Surrender fee = Telex release fee

    (5)   CIC = Container Imbalance Charge = Phí cân đối vỏ cont

    (6)  Và các loại phí khác được thu từ phía hãng tàu…

    (7)  Service charge = Handling Charge: phí mà FWD thu như một loại phí dịch vụ mà FWD đã phục vụ công việc cho chủ hàng.

    (8)  CFS charge = Container freight station Charge: phụ phí làm hàng lẻ (nếu đây là hàng LCL – không đầy cont.

    Như vậy, có thể thấy FWD sẽ lấy đúng những loại phí mà hãng tàu đã chào cho họ để chào lại cho chủ hàng. Sau đó, FWD sẽ nâng Ocean freight lên để kiếm lời, đồng thời tính thêm phí số (7) (hoặc nếu là hàng lẻ thì có thêm phí số (8)). Do vậy, chủ hàng muốn deal giá cước với FWD thì deal ở phần (1) và (7) chứ đừng nên dùng những phần khác để deal.

    Nếu người bán là người thuê tàu, thì các loại phụ phí mà người mua sẽ phải tự trả ở đầu đến sẽ là:

     (11) CIC

    (12) D/O fee: phí phát hành D/O = Delivery order

    (13) CCC = Container Cleaness Charge (VSC = phí Vệ Sinh Cont)

    (14) Các loại phụ phí khác do hãng tàu thu tùy tập quán từng nước

    (15) Handling fee từ FWD của người nhập khẩu (trong trường hợp họ book tàu qua FWD)

     Những phần phí (ngoại trừ Ocean freight ra):

     @ Từ (2) cho đến (8) thì được gọi chung là Local Charge at POL ở nước người bán. Do người bán tự trả, dù ai thuê tàu đi chăng nữa.

    @ Từ (11) cho đến (15) thì được gọi chung là Local Charge at POD ở nước người mua. Do người mua tự trả, dù ai thuê tàu đi chăng nữa.

    2. Nếu người mua là người thuê tàu

     Nếu người mua là người thuê tàu, và hỏi giá trực tiếp từ hãng tàu đầu đến, thì hãng tàu sẽ chào các loại phí như sau:

    (1)  Ocean Freight = O.F = Cước chặng chính

    (2)  THC = Terminal Handling Charge at POD ở cảng dỡ.

    (Hoặc hãng tàu sẽ chào = tức người mua phải trả thêm THC at POL ở đầu cảng bốc nếu điều kiện thuê tàu là nhóm E, FAS và FCA)

    (3)  CIC

    (4)  D/O fee: phí phát hành D/O = Delivery order

    (5)  CCC = Container Cleaness Charge (VSC = phí Vệ Sinh Cont)

    (6)  Các loại phụ phí khác do hãng tàu thu tùy tập quán từng nước

    Nếu người mua là người thuê tàu, và hỏi giá Forwarder đầu đến, thì FWD sẽ chào các loại phí như sau:

    (1)  Ocean Freight = O.F = Cước chặng chính

    (2)  THC = Terminal Handling Charge at POD ở cảng dỡ.

    (Hoặc hãng tàu sẽ chào = tức người mua phải trả thêm THC at POL ở đầu cảng bốc nếu điều kiện thuê tàu là nhóm E, FAS và FCA)

    (3)  CIC

    (4)  D/O fee: phí phát hành D/O = Delivery order

    (5)  CCC = Container Cleaness Charge (VSC = phí Vệ Sinh Cont)

    (6)  Các loại phụ phí khác do hãng tàu thu tùy tập quán từng nước

    (7)  Handling fee từ FWD của người nhập khẩu

     Như vậy, có thể thấy FWD sẽ lấy đúng những loại phí mà hãng tàu đã chào cho họ để chào lại cho chủ hàng. Sau đó, FWD sẽ nâng Ocean freight lên để kiếm lời, đồng thời tính thêm phí số (7). Chủ hàng muốn deal giá cước với FWD thì deal ở phần (1) và (7) chứ đừng nên dùng những phần khác để deal.

    Nếu người mua là người thuê tàu, thì các loại phụ phí mà người bán sẽ tự trả ở đầu đi sẽ là

    (1)       Seal fee: phí bán seal bấm vào container để niêm phong

    (2)       Original B/L fee = Doc fee = Phí phát hành vận đơn gốc

    Và/hoặc Surrender fee = Telex release fee

    (3)        CIC = Container Imbalance Charge = Phí cân đối vỏ cont

    (4)       Và các loại phí khác do hãng tàu thu tùy tập quán tuyến đường vận chuyển, tùy hãng tàu, tùy thời điểm vận chuyển, tùy sản phẩm, tùy hải quan mỗi nước quy đinh… Sẽ được người viết đề cập và phân tích riêng ở phần Các loại phụ phí trong vận tải đường biển.

    (5)       Service charge = Handling Charge: phí mà FWD thu như một loại phí dịch vụ mà FWD đã phục vụ công việc cho chủ hàng.

    (6)       CFS charge = Container freight station Charge: phụ phí làm hàng lẻ (nếu đây là hàng LCL – không đầy cont.

     Những phần phí (ngoại trừ Ocean freight ra):

    @ Từ (2) cho đến (7) thì được gọi chung là Local Charge at POD ở nước người mua. Do người mua tự trả, dù ai thuê tàu đi chăng nữa.

    @ Từ (11) cho đến (16) thì được gọi chung là Local Charge at POL ở nước người bán. Do người bán tự trả, dù ai thuê tàu đi chăng nữa.

    Lưu ý:

    Một vài nhân viên bán cước cố ý không làm rõ các phân mục nhỏ này. Họ chỉ nói cước chặng chính mà không đề cập đến các phụ phí, mục đích là muốn chào một mức giá cước rẻ để dễ dàng thuyết phục người thuê tàu mua cước.

    Ví dụ trong trường hợp người bán thuê tàu. Người bán phải cẩn thận và yêu cầu bên chào cước nêu rõ và thoả thuận rõ ràng các phụ phí trên. Vì khi đã xác nhận đồng ý mức cước này, người XK sẽ cộng nó vào giá hàng bán và ký hợp đồng mua bán với người NK. Nếu bên bán cước lúc này kê thêm các loại phụ phí hoặc đòi thu thêm phí, người bán sẽ rơi vào thế đã rồi, phải chấp nhận phụ phí này mới thuê được tàu, trong khi không thể thay đổi giá hàng bán với người NK. Mâu thuẫn với bên bán cước có thể khiến người XK quyết định tìm một hãng tàu khác để chở hàng, nhưng nếu đây là hãng tàu mà người NK chỉ định (người NK đã xác nhận dùng) thì người XK không thể thay đổi vì sẽ làm phật lòng người NK.

    Cuối cùng, người thuê tàu phải nhớ hỏi vấn đề free time. Khi xin thêm free time thì có tốn thêm tiền phụ phí hay không.

    Người bán phải trả CIC hay người mua phải trả CIC?

    Nguyên tắc của hãng tàu là họ sẽ thu CIC khi có xảy ra tình trạng chênh lệch số lượng vỏ cont rỗng (nơi thừa, nơi thiếu, họ phải luân chuyển cont không hàng giữa các cảng nên tốn chi phí). Trước đây, hãng tàu chỉ thu trong mùa cao điểm peak season, nhưng gần như ngày nay CIC trở thành một chi phí thu chính thức trong mọi lô hàng mà hãng tàu chuyên chở.

    Và, có một tập quán là, nếu tình trạng thiếu cont diễn ra trước khi hàng rời khỏi cảng đi, thì hãng tàu đầu đi sẽ thu CIC từ phía người bán; nếu tình trạng thiếu cont diễn sau khi hàng đã đến cảng đích thì hãng tàu sẽ thu CIC từ phía người mua – BẤT CHẤP LÀ NGƯỜI BÁN THUÊ TÀU HAY NGƯỜI MUA THUÊ TÀU.

    Dễ hiểu rằng, nếu người nào thuê tàu, thì hãng tàu thu CIC từ người đó-đầu đó, như vậy sẽ rất hợp lý. Tuy nhiên, như đã nói ở đoạn trên, có những trường hợp người bán thuê tàu nhưng hãng tàu lại thu CIC từ người mua; ngược lại, người mua thuê tàu nhưng hãng tàu lại thu CIC từ người bán. Chính điều này gây nên sự bất cập. Cả người bán và người mua sẽ không tính toán được chính xác chi phí cho lô hàng xuất nhập khẩu của mình. Vì thường cả hai bên sẽ hiểu theo tập quán, người nào thuê tàu thi phải lo hết các chi phí tàu bè liên quan. Đôi khi điều này dẫn đến mất lòng, thậm chí tranh chấp giữa hai bên, vì phí CIC dao động từ 60USD đến 100USD/cont tùy container, tùy hãng, và đây hoàn toàn không phải là con số nhỏ. 

    Do vậy, bài học rút ra cho người mua và người bán là, khi ký hợp đồng mua bán, tốt nhất là nên thỏa thuận “ai thuê tàu thì bên đó trả luôn CIC, cho dù hãng tàu có thu ngược đầu đi chăng nữa”, để hai bên có thể chủ động tính toán các chi phí của mỗi bên. Nếu hãng tàu thu nhầm bên, thì người mua và người bán phải phối hợp trao đổi với hãng tàu để họ thu đúng bên phải trả như thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Hãng tàu cũng thường vui vẻ chấp nhập, vì mục đích của họ là thu được CIC, còn bên nào trả thì không quá quan trọng.

    Thêm một điều, ngày nay, như một tập quán làm việc, khoảng 95% các trường hợp là người mua phải trả CIC (hãng tàu cũng thu ở đầu đến) cho dù người bán hay người mua thuê tàu. Còn 5% trường hợp còn lại, thì hãng tàu sẽ thu theo kiểu ‘khi nào phát sinh chi phí thì thu, muốn thu đầu nào thì thu’, và cũng không tuân theo nguyên tắc ai thuê tàu gì cả… Do vậy, như một nguyên tắc trong làm ăn, người mua thường trả CIC, dù ai thuê tàu đi chăng nữa.

    QUÝ HỌC VIÊN XEM THÊM 6 BƯỚC CƠ BẢN ĐỂ THUÊ TÀU VẬN CHUYỂN

     
    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex