Khóa học cùng chuyên gia

Phí CIC là gì và ai phải trả?

CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container Là khoản phụ phí hãng tàu thu chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chỉnh một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

MỤC LỤC

    1. CIC (Container Imbalance Charge): Phụ phí mất cân đối vỏ container

    Là khoản phụ phí hãng tàu thu chủ hàng để bù đắp chi phí phát sinh từ việc điều chỉnh một lượng lớn container rỗng từ nơi thừa đến nơi thiếu.

    2. Người bán phải trả CIC hay người mua phải trả CIC?

    Nguyên tắc của hãng tàu là họ sẽ thu CIC khi có xảy ra tình trạng chênh lệch số lượng vỏ cont rỗng (nơi thừa, nơi thiếu, họ phải luân chuyển cont không hàng giữa các cảng nên tốn chi phí). Trước đây, hãng tàu chỉ thu trong mùa cao điểm peak season, nhưng gần như ngày nay CIC trở thành một chi phí thu chính thức trong mọi lô hàng mà hãng tàu chuyên chở.

    Và, có một tập quán là, nếu tình trạng thiếu cont diễn ra trước khi hàng rời khỏi cảng đi, thì hãng tàu đầu đi sẽ thu CIC từ phía người bán; nếu tình trạng thiếu cont diễn sau khi hàng đã đến cảng đích thì hãng tàu sẽ thu CIC từ phía người mua – BẤT CHẤP LÀ NGƯỜI BÁN THUÊ TÀU HAY NGƯỜI MUA THUÊ TÀU.

    Dễ hiểu rằng, nếu người nào thuê tàu, thì hãng tàu thu CIC từ người đó-đầu đó, như vậy sẽ rất hợp lý. Tuy nhiên, như đã nói ở đoạn trên, có những trường hợp người bán thuê tàu nhưng hãng tàu lại thu CIC từ người mua; ngược lại, người mua thuê tàu nhưng hãng tàu lại thu CIC từ người bán. Chính điều này gây nên sự bất cập. Cả người bán và người mua sẽ không tính toán được chính xác chi phí cho lô hàng xuất nhập khẩu của mình. Vì thường cả hai bên sẽ hiểu theo tập quán, người nào thuê tàu thi phải lo hết các chi phí tàu bè liên quan. Đôi khi điều này dẫn đến mất lòng, thậm chí tranh chấp giữa hai bên, vì phí CIC dao động từ 60USD đến 100USD/cont tùy container, tùy hãng, và đây hoàn toàn không phải là con số nhỏ.

    Do vậy, bài học rút ra cho người mua và người bán là, khi ký hợp đồng mua bán, tốt nhất là nên thỏa thuận “ai thuê tàu thì bên đó trả luôn CIC, cho dù hãng tàu có thu ngược đầu đi chăng nữa”, để hai bên có thể chủ động tính toán các chi phí của mỗi bên. Nếu hãng tàu thu nhầm bên, thì người mua và người bán phải phối hợp trao đổi với hãng tàu để họ thu đúng bên phải trả như thỏa thuận trong hợp đồng mua bán. Hãng tàu cũng thường vui vẻ chấp nhập, vì mục đích của họ là thu được CIC, còn bên nào trả thì không quá quan trọng.

    Thêm một điều, ngày nay, như một tập quán làm việc, khoảng 95% các trường hợp là người mua phải trả CIC (hãng tàu cũng thu ở đầu đến) cho dù người bán hay người mua thuê tàu. Còn 5% trường hợp còn lại, thì hãng tàu sẽ thu theo kiểu ‘khi nào phát sinh chi phí thì thu, muốn thu đầu nào thì thu’, và cũng không tuân theo nguyên tắc ai thuê tàu gì cả… Do vậy, như một nguyên tắc trong làm ăn, người mua thường trả CIC, dù ai thuê tàu đi chăng nữa. 

    Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex