Khóa học cùng chuyên gia

Thời Hạn Hiệu Lực Và Nơi Hết Hạn Hiệu Lực Của L/C

Là thời hạn được xác định từ ngày mở L/C cho đến Ngày hết hạn hiệu lực của L/C, là ngày mà ngân hàng Mở kết thúc cam kết trả tiền của mình. Đồng thời, dù thời hạn hiệu lực của L/C có kéo dài bao lâu đi chăng nữa, nếu ngân hàng Mở trả tiền xong thì L/C sẽ hết hiệu lực.

MỤC LỤC

    1. Thời hạn hiệu lực của L/C

    Là thời hạn được xác định từ ngày mở L/C cho đến Ngày hết hạn hiệu lực của L/C, là ngày mà ngân hàng Mở kết thúc cam kết trả tiền của mình. Đồng thời, dù thời hạn hiệu lực của L/C có kéo dài bao lâu đi chăng nữa, nếu ngân hàng Mở trả tiền xong thì L/C sẽ hết hiệu lực.

    Bất kì L/C nào cũng phải quy định ngày hết hạn hiệu lực trong L/C. Nếu không quy định ngày này, L/C là vô hiệu lực thực hiện.

    Vì ngân hàng Mở chỉ thanh toán tiền hàng khi người XK xuất trình bộ chứng từ trong thời hạn này, nên người XK phải hết sức lưu ý khi thảo luận với người NK về mục này trong hợp đồng.

    Người XK sẽ phải tính toán để đảm bảo L/C còn hiệu lực sau khi cộng tất cả các thời gian sau, tính từ ngày hàng lên tàu:

    • Thời gian chuyển L/C từ Ngân hàng Mở đến Ngân hàng Thông báo

    • Thời gian Ngân hàng Thông báo kiểm tra L/C, yêu cầu tu chỉnh L/C (confirm qua lại nếu có)

    • Thời gian để người XK kiểm tra L/C

    • Thời gian để người XK làm hàng, giao hàng

    • Thời gian người XK chuẩn bị bộ chứng từ

    • Thời gian để gửi bộ chứng từ đến Ngân hàng Thông Báo

    • Thời gian Ngân hàng Thông báo gửi chứng từ đến Ngân hàng Mở

    Trong thực tế, theo tập quán kinh doanh thường thấy, sau khi tính toán được tất cả các thời gian trên, hai bên sẽ chọn ngày hết hạn L/C là ngày cuối cùng mà người XK có thể xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng Mở (đối với thanh toán trả ngay), và ngày hết hạn L/C là ngày cuối cùng đáo hạn thanh toán (đối với thanh toán trả chậm).

    2. Nơi hết hạn hiệu lực

    Thường sẽ có 2 trường hợp:

    • L/C ghi Ngày và nơi hết hạn hiệu lực ở nước người XK (tức là tại Ngân hàng Thông Báo)

    • L/C ghi Ngày và nơi hết hạn hiệu lực ở nước người NK (tức là tại Ngân hàng Mở)

    Người XK sẽ muốn chọn Nơi hết hạn hiệu lực ở nước người XK. Vì, lúc này người XK chỉ cần xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng Thông Báo là xong nghĩa vụ của mình, không cần quan tâm và sợ rủi ro ngân hàng Thông báo chậm gửi bộ chứng từ sang Ngân hàng Mở.

    Nếu mục này L/C quy định trái ý người XK, người XK có thể thảo luận với người NK để người NK đề nghị ngân hàng sửa lại L/C.

    Ví dụ:

    :31D: DATE AND PLACE OF EXPIRY

    180529 IN VIETNAM

    ​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

     

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex