Khóa học cùng chuyên gia

Cước Pre-paid và Cước Collect trong vận tải đường biển

Dịch là cước trả trước/Cước trả sau hay Cước thu ở đầu cảng bốc/Cước thu ở đầu cảng dỡ.

MỤC LỤC

    1. Freight Collect/Freight Prepaid

    Dịch là cước trả trước/Cước trả sau hay Cước thu ở đầu cảng bốc/Cước thu ở đầu cảng dỡ.

    Thông thường, nếu điều kiện bán hàng là nhóm E, F thì trên B/L ghi là Freight Collect; ngược lại nếu điều kiện bán hàng là nhóm C,D thì thì trên B/L thường ghi là Freight Prepaid. Vì sao?

    Đứng ở góc độ lợi ích của hãng tàu, hãng tàu muốn tránh rủi ro bị nợ cước không đòi được:

    Nếu điều kiện bán hàng là nhóm C, D, người XK là người thuê tàu, người XK là người trả tiền cước - freight. Hãng tàu thường phải thu cước trước. Vì nếu hàng đến cảng đích mà tiền cước chưa được trả, hãng tàu muốn giữ hàng lại thì không thể được, vì chỉ cần người NK xuất trình B/L hợp lệ thì họ lấy được hàng. Người bán là người thuê tàu, nên hãng tàu phải giải quyết chuyện nợ cước với người XK.

    Nếu điều kiện bán hàng là nhóm E, F thì người NK là người thuê tàu, người NK là người trả tiền cước - freight. Hãng tàu thường sẽ chấp nhận thu cước sau (đợi hàng đến cảng đích rồi thu cước). Và nếu hàng đến cảng đích mà tiền cước chưa được trả, hãng tàu sẽ giữ hàng lại, khi nào người NK trả tiền cước mới thả hàng ra.

    Tuy nhiên, trong thực tế, nếu người XK là khách hàng VIP/truyền thống thì hãng tàu sẵn sàng cho người XK công nợ trả chậm tiền cước. Khi đó hãng tàu thể hiện trên B/L là Freight Collect. Là một người NK, trong lần đầu làm ăn, nếu mua bán theo điều kiện người XK phải thuê tàu (nhóm C, D), thì nên yêu cầu người bán phải có được B/L ghi rõ là Freight Prepaid.

    2. Đối với tàu Chuyến

    Quy định về cước phí và việc thanh toán cước phí.

    Thường có 02 cách tính cước phí: (Rate of freight)

    Một là, chở bao nhiêu tính bấy nhiêu: trường hợp hàng không đầy tàu.

    Cước tính theo mỗi đơn vị số lượng: cân nặng hoặc thể tích: MTs, gallons, CBM…

    Số lượng căn cứ tính cước có thể là số lượng ở cảng đi (quantity at loading port = intaken quantity) hoặc số lượng ở cảng đến (delivery quantity = quantity at discharging port). Tuy nhiên việc áp dụng số lượng ở cảng đến sẽ lại phát sinh thêm chi phí của việc cân/đếm hàng lại nên hợp đồng thường ghi: “Số lượng căn cứ tính cước là số lượng ở cảng đi. Bên thuê tàu phải trả thêm 2% tổng tiền cước như một khoản bù đắp cho việc hãng tàu không cân lại hàng”

    Hai là, trường hợp thuê bao nguyên chuyến lumpsum:

    Cước phí được tính chung một lần cho cả con tàu, miễn số lượng nằm trong tải trọng vận chuyển cho phép của con tàu.

    Cơ bản có 02 cách thanh toán cước phí/thời gian thanh toán

    Một là trả trước = trả tại cảng bốc hàng = Freight Prepaid.

    Thường áp dụng trong trường hợp ngươi bán thuê tàu. Hãng tàu muốn giảm thiểu rủi ro nên yêu cầu người bán trả tiền thuê tàu trước rồi mới vận chuyển hàng đi. Vì nếu tàu đến nơi, chỉ cần người mua xuất trình vận đơn gốc là hãng tàu phải giao hàng cho người mua (theo mối quan hệ pháp lý trên vận đơn). Nếu người bán chưa trả tiền cước, hãng tàu không thể giữ lại hàng vì lúc này việc thuê tàu là mối quan hệ pháp lý giữa người bán và hãng tàu.

    Người bán phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàu mới chở hàng đi và phát hành vận đơn gốc.

    Hai là trả sau = trả tại cảng dỡ hàng = Freight Collect.

    Thường áp dụng trong trường hợp ngươi mua thuê tàu. Hãng tàu vẫn còn khống chế được hàng nên có thể cho bên thuê tàu nợ cước cho đến khi hàng đến đích. Tàu đến nơi, về nguyên tắc, nếu theo B/L, người mua xuất trình vận đơn gốc là có thể nhận được hàng. Tuy nhiên, do người này chưa thanh toán cước nên hãng tàu dùng quan hệ pháp lý trên hợp đồng thuê tàu để khống chế hàng, không giao hàng cho người mua.

    Người mua phải hoàn thành việc trả tiền cước, hãng tàu mới thả hàng ra.

    Cách hiểu như trên cũng mang tính tương đối, vì tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa hãng tàu với người bán/người mua, việc thanh toán cước có thể được linh động thoả thuận sao cho cân bằng lợi ích của các bên.

    Về vấn đề hãng tàu có chịu trách nhiệm liên quan đến hàng hoá hay không. Còn nhớ, trên vận đơn tàu chợ, hãng tàu thường ghi câu: “Shipper’s load, count and seal” để chối bỏ trách nhiệm liên quan đến hàng hoá. Nếu hàng hư hại khi đến đích, người thuê cont không thể kiện được hãng tàu vì gần như không thể đàm phán công bằng với hãng tàu (mặt sau vận đơn ghi những điều khoản thường là có lợi cho hãng tàu). Cùng cách hành xử như vầy, trên hợp đồng hay vận đơn tàu chuyến, hãng tàu cũng sẽ ghi có nội dung tương tự để thoái thác trách nhiệm, như: “việc trả tiền cước phí được thực hiện không phụ thuộc vào việc tàu hoặc hàng hoá bị mất hay không mất” (freight must be paid not related to the fact that ship and/or cargo lost or not lost).

    Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex