Khóa học cùng chuyên gia

Nghiệp Vụ Chiết Khấu Bộ Chứng Từ Trong Thanh Toán L/C - Negotiation

Như đã biết về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, một trong những điểm hạn chế của phương thức này là thời gian người XK nhận được tiền thanh toán khá lâu (dù là thỏa thuận L/C trả ngay); và trong trường hợp dùng L/C trả chậm, người XK dĩ nhiên sẽ mất rất lâu mới nhận được tiền từ ngân hàng Mở, tùy theo kỳ hạn trả chậm. Trong cả hai trường hợp này, người XK không muốn chờ đợi thanh toán từ Ngân hàng Mở và muốn nhận tiền thanh toán trước từ Ngân hàng Thông báo. Sau đó, Ngân hàng Thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ Ngân hàng Mở. Hành động này của người XK gọi là Chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo. Đây cũng là tên một loại nghiệp vụ được rất nhiều ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp XK như một hình thức tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. Ngân hàng Thông báo thường chỉ trả triền trước cho người XK khi có một sự đồng ý rằng “bộ chứng từ đã được chấp nhận thanh toán” (chứng từ đầy đủ, hợp lý, hợp lệ) bởi Ngân hàng Mở”.

MỤC LỤC

    1. Nghiệp vụ Chiết khấu bộ chứng từ - Negotiation

    Dẫn nhập:

    • Như đã biết về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, một trong những điểm hạn chế của phương thức này là thời gian người XK nhận được tiền thanh toán khá lâu (dù là thỏa thuận L/C trả ngay); và trong trường hợp dùng L/C trả chậm, người XK dĩ nhiên sẽ mất rất lâu mới nhận được tiền từ ngân hàng Mở, tùy theo kỳ hạn trả chậm. Trong cả hai trường hợp này, người XK không muốn chờ đợi thanh toán từ Ngân hàng Mở và muốn nhận tiền thanh toán trước từ Ngân hàng Thông báo. Sau đó, Ngân hàng Thông báo tự chịu trách nhiệm thu tiền từ Ngân hàng Mở. Hành động này của người XK gọi là Chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo. Đây cũng là tên một loại nghiệp vụ được rất nhiều ngân hàng cung cấp cho doanh nghiệp XK như một hình thức tài trợ cho hoạt động xuất khẩu. Ngân hàng Thông báo thường chỉ trả triền trước cho người XK khi có một sự đồng ý rằng “bộ chứng từ đã được chấp nhận thanh toán” (chứng từ đầy đủ, hợp lý, hợp lệ) bởi Ngân hàng Mở”.
    • Số tiền được thanh toán trước này thường không bao giờ được 100% trị giá lô hàng. (phần chênh lệch chính là Phí chiết khấu và những khoản rủi ro dự phòng của ngân hàng Thông báo).
    • Phí chiết khấu được tính dựa vào lãi suất cho vay ngắn hạn (có thể thấp hơn) và số ngày dự kiến mà ngân hàng Thông báo sẽ nhận được tiền hàng từ ngân hàng Mở. Với chứng từ xuất trình theo L/C trả ngay, số ngày dự kiến có thể là 10 ngày; đối với L/C trả chậm, số ngày dự kiến được căn cứ vào thời hạn trả chậm hoặc số ngày còn lại của hối phiếu trả chậm đã được chấp nhận.
    • Ngân hàng Thông báo cung cấp 02 hình thức chiết khấu:
    • Một là Chiết khấu có truy đòi: (Negotiation with Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông báo sẽ đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người XK. (đòi cả tiền ứng trước + tiền lãi).
    • Hai là Chiết khấu miễn truy đòi: (Negotiation without Recourse): Nghĩa là nếu Ngân hàng Mở không chịu trả tiền cho ngân hàng Thông báo thì Ngân hàng Thông sẽ không được quyền đòi lại số tiền đã ứng trước đó cho người XK. Cách này rất rủi ro cho Ngân hàng Thông báo nên ngân hàng rất ít áp dụng hoặc áp dụng với phí chiết khấu rất cao.
    • Trong cả hai trường hợp Chiết khấu truy đòi và Chiết khấu miễn truy đòi, ngân hàng Thông báo có thể yêu cầu/hoặc không yêu cầu Người XK chuẩn bị một Hối phiếu đòi nợ. Tức là, việc chiết khấu bộ chứng từ có thể có cần/hoặc không cần hối phiếu.
    • Nếu trường hợp ngân hàng Thông báo yêu cầu người XK chuẩn bị một hối phiếu thì trên hối phiếu đó, ở mục “Pay to order of…” sẽ ghi tên của ngân hàng Thông báo. Đồng thời, người XK sẽ thực hiện việc ký hậu (Endorsement) trên hối phiếu để chuyển nhượng quyền thụ hưởng hối phiếu này cho ngân hàng Thông báo. Hay hiểu nôm na, đây là hành động chuyển giao “quyền đòi tiền” từ người XK sang ngân hàng Thông báo. Nếu là chiết khấu truy đòi, thì khi ký hậu, người XK sẽ ghi dòng chữ “negotiation with recourse” trên hối phiếu. Nếu là chiết khấu miễn truy đòi, thì khi ký hậu, người XK sẽ ghi dòng chữ “negotiation without recourse” trên hối phiếu.
    • Như vậy, người XK đã trao bộ chứng từ và hối phiếu cho ngân hàng Thông báo để lấy được tiền. Sau đó, ngân hàng Thông báo dùng bộ chứng từ và hối phiếu này để đòi tiền ngân hàng Mở.
    • Ở Việt Nam, một số ngân hàng Thông báo chỉ đồng ý chiết khấu bộ chứng từ của người XK (đặc biệt là trong trường hợp người XK muốn ngân hàng chiết khấu Miễn truy đòi) nếu trước đó L/C này đã được xác nhận (bởi ngân hàng uy tín, ở nước nào cũng được). Nếu ngân hàng Thông báo là ngân hàng Xác nhận cho L/C này, thì ngân hàng Thông báo sẽ thu người XK hai lần phí: một lần phí xác nhận và một lần phí chiết khấu; nếu ngân hàng Xác nhận là một ngân hàng khác ở nước người NK, thì ngân hàng thông báo chỉ thu mỗi phí Chiết khấu (vì phí xác nhận là người NK phải trả cho ngân hàng Mở). Người bán nên lưu ý nghiệp vụ và cách chi trả cho các loại chi phí này.
    • Ngoài ra, tùy vào mức độ khó dễ của mỗi ngân hàng, ngân hàng Thông báo chỉ cung cấp dịch vụ chiết khấu bộ chứng từ khi thỏa các yếu tố sau:

    Với Chiết khấu miễn truy đòi

    • L/C được mở phải là L/C được Ngân hàng Thông báo xác nhận trước đó. Một số ngân hàng khó khăn còn đòi hỏi: loại L/C phải là trả tiền ngay (tức họ không cung cấp Chiết khấu miễn truy đòi cho trường hợp trả chậm, hoặc nếu có cung cấp thì đa số các ngân hàng chỉ chấp nhận kỳ hạn trả chậm tối đa là 360 ngày); L/C phải cho phép đòi tiền bằng điện (TTR-Telegraphic Transfer Reimbursement is acceptable).
    • L/C được mở phải quy định: ‘Vận đơn theo lệnh của Ngân hàng Mở’ và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua Ngân hàng Thông báo.
    • Chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C.
    • Ngân hàng Mở phải là Ngân hàng có uy tín trên thị trường quốc tế, thường xuyên giao dịch với Ngân hàng Thông báo.
    • Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam.

    Với Chiết khấu có truy đòi, thì quy định dễ hơn đôi chút

    • Ngân hàng phát hành là Ngân hàng có uy tín.
    • Thị trường truyền thống, mặt hàng được phép xuất khẩu tại Việt Nam
    • Người XK phải có có tín nhiệm, hoạt động kinh doanh tốt, tình hình tài chính lành mạnh. Có quan hệ thanh toán tốt, mở tài khoản và giao dịch thường xuyên tại Ngân hàng thông báo; vay, trả đúng hạn.
    • Người XK phải cam kết hoàn trả lại số tiền mà ngân hàng Thông báo đã chiết khấu trong trường hợp Ngân hàng Mở từ chối thanh toán.
    • Ngày nay, nhằm đa dạng hóa phương thức thanh toán phục vụ khách hàng XK, các ngân hàng còn cung cấp một loại Chiết khấu mới đó là ‘Chiết khấu Nhanh trong 60 phút’. Điển hình là ngân hàng Vietcombank. Cụ thể, Vietcombank thực hiện chiết khấu có truy đòi bộ chứng từ (có kèm hoặc không kèm hối phiếu) theo phương thức Tín dụng chứng từ có kỳ hạn trả ngay hoặc trả chậm tối đa 360 ngày trong vòng 60 phút kể từ khi nhận được Hồ sơ Chiết khấu nhanh hợp lệ. Lợi ích mà ngân hàng này nêu ra là: khách hàng có thể được chiết khấu trong vòng 60 phút kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị chiết khấu nhanh hợp lệ; việc chiết khấu có thể được thực hiện mà không phụ thuộc vào kết quả kiểm tra bộ chứng từ đòi tiền. Dĩ nhiên, loại chiết khấu này là Chiết khấu có truy đòi và phí chiết khấu rất cao.

    chiet khau bo chung tu Negotiation

    Ảnh: Nghiệp Vụ Chiết Khấu Bộ Chứng Từ Trong Thanh Toán L/C - Negotiation

    2. Quy trình chiết khấu bộ chứng từ

    2.1. L/C được mở ra với các bước như thường lệ…

    • Người XK lưu ý phải yêu cầu người NK mở L/C: loại L/C là Confirm L/C; L/C phải cho phép đòi tiền bằng điện (TTR-Telegraphic Transfer Reimbursement is acceptable); L/C được mở phải quy định: ‘Vận đơn theo lệnh của Ngân hàng Mở’ và toàn bộ vận đơn gốc được xuất trình qua Ngân hàng Thông báo; ở trường Available with … by… phải ghi là ‘Avalable with any bank by negotiation’.

    2.2. Người XK giao hàng cho người NK theo yêu cầu của L/C;

    2.3. Người XK lập Bộ chứng từ (có hoặc không có hối phiếu kèm theo) và gửi cho Ngân hàng Thông báo. Đồng thời yêu cầu Ngân hàng Thông báo Chiết khấu bộ chứng từ;

    2.4. Ngân hàng Thông báo thực hiện chiết khấu Bộ chứng từ, tức là trả tiền cho người XK.

    2.5. Ngân hàng Thông báo (lúc này được gọi là Ngân hàng Chiết khấu) gửi Bộ chứng từ (có hoặc không có hối phiếu) cho Ngân hàng Mở và yêu cầu thanh toán;

    2.6. Ngân hàng Mở trả tiền cho Ngân hàng Thông báo.

    Xem thêm: Chiết Khấu Bộ Chứng từ trong thanh toán Nhờ Thu

    Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex