Khóa học cùng chuyên gia

Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và nghiệp vụ L/C xác nhận

Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo và nghiệp vụ xác nhận L/C bởi ngân hàng Thông báo giống nhau ở chỗ đây đều là các nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đều chung mục đích giúp người XK nhận được tiền hàng sớm/nhanh và không phụ thuộc vào khả năng trả tiền của ngân hàng Mở (trường hợp miễn truy đòi). Và tiền được trả cho người XK - là tiền của ngân hàng Thông báo, rồi sau đó ngân hàng này mới đòi lại tiền từ ngân hàng Mở bằng cách xuất trình bộ chứng từ đã nhận được từ người XK. Cả hai đều có hình thức truy đòi và miễn truy đòi của ngân hàng với mức phí ngân hàng khác nhau.

MỤC LỤC

    Nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ tại ngân hàng Thông báo và nghiệp vụ xác nhận L/C bởi ngân hàng Thông báo giống nhau ở chỗ đây đều là các nghiệp vụ tài trợ của ngân hàng dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Đều chung mục đích giúp người XK nhận được tiền hàng sớm/nhanh và không phụ thuộc vào khả năng trả tiền của ngân hàng Mở (trường hợp miễn truy đòi). Và tiền được trả cho người XK - là tiền của ngân hàng Thông báo, rồi sau đó ngân hàng này mới đòi lại tiền từ ngân hàng Mở bằng cách xuất trình bộ chứng từ đã nhận được từ người XK. Cả hai đều có hình thức truy đòi và miễn truy đòi của ngân hàng với mức phí ngân hàng khác nhau.

    Tuy nhiên, hai phương thức này cũng có đôi nét khác biệt.

    • Nghiệp vụ Xác nhận có thể được thực hiện bởi ngân hàng Thông báo tại nước XK hoặc ngân hàng thứ ba tại nước NK. Còn nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ thực hiện ở Ngân hàng Thông báo.

    • Với nghiệp vụ Chiết khấu, bộ chứng từ sau khi được chiết khấu sẽ thuộc sở hữu của Ngân hàng Thông báo. Ngân hàng này sau đó sẽ thực hiện mọi quyền của mình trên bộ chứng từ này – và với lô hàng của người XK. Còn với nghiệp vụ Xác nhận, về mặt nguyên tắc, bộ chứng từ và hàng hóa vẫn là thuộc sở hữu của người XK, dù ngân hàng Thông báo trước đó đã thực hiện việc trả tiền cho người XK.

    • Hơn nữa, một số ngân hàng Thông báo còn quy định, chỉ khi nào trước đó L/C đã được xác nhận thì ngân hàng này mới thực hiện nghiệp vụ chiết khấu. Có nghĩa là, chiết khấu là hành động xuất hiện sau và bổ trợ cho nghiệp vụ xác nhận, để người XK thực hiện việc lấy tiền một cách nhanh chóng và an toàn hơn. Một người xuất khẩu có thể yêu cầu ngân hàng cung cấp dịch vụ xác nhận mà không cần cung cấp dịch vụ chiết khấu, nhưng không thể yêu cầu cung cấp dịch vụ chiết khấu nếu trước đó chưa sử dụng dịch vụ xác nhận của ngân hàng.

    • Nghiệp vụ Chiết khấu xuất hiện nhiều hơn trong thanh toán có kỳ hạn/trả chậm, và thường dùng kèm theo hối phiếu. Trong khi nghiệp vụ Xác nhận thì dùng nhiều hơn cho trường hợp trả ngay. Tuy nhiên, luận điểm này chỉ mang tính tương đối, vài L/C xác nhận cũng dùng cho trường hợp trả chậm.

    nghiep vu xuat nhap khau Su khac nhau giua nghiep vu chiet khau bo chung tu va nghiep vu L/C xac nhan

    Ảnh: Sự khác nhau giữa nghiệp vụ chiết khấu bộ chứng từ và nghiệp vụ L/C xác nhận

    ​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    BẠN ĐANG PHÂN VÂN LỰA CHỌN KHOÁ HỌC?

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex