Khóa học cùng chuyên gia

Điều Kiện DAP (Delivered At Place )

Giao hàng tại nơi đến quy định có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tại địa điểm đã thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định, đặt hàng trên phương tiện vận tải, không dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hoá cho đến khi hàng được giao như vậy.

MỤC LỤC

    ĐIỀU KIỆN DAP (DELIVERED AT PLACE)

    1. Tóm tắt chung về Điều kiện DAP (Delivered at Place)  - Incoterms 2020

    DAP = Delivered at Place

    Giao hàng tại nơi đến quy định

    Giao hàng tại nơi đến quy định có nghĩa là người bán giao hàng đã thông quan xuất khẩu tại địa điểm đã thoả thuận ở nước người mua. Người bán phải thuê phương tiện vận tải/trả cước phí để chở hàng đến nơi đến quy định, đặt hàng trên phương tiện vận tải, không dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải. Người bán phải chịu rủi ro liên quan đến hàng hoá cho đến khi hàng được giao như vậy.

     Delivered at Place DAP

    Ảnh: DAP - người nhập khẩu phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu

    2. Nghĩa vụ cụ thể về Chi phí và Rủi ro của Điều kiện Delivered at Place DAP

    2.1. Người bán thông quan XK, người mua thông quan NK

    2.2. Người bán thuê phương tiện vận tải

    • Người bán sẽ trả cước chặng chính Ocean freight hoặc Air freight;

    • Người bán sẽ trả THC đầu đi;

    • Còn phí THC đầu đến thì sẽ tùy thuộc vào nơi mà hai bên thỏa thuận người bán sẽ giao hàng đến đó.

      • Nếu thỏa thuận DAP (cảng biển đến/sân bay đến) thì người mua phải trả THC tại cảng biển/sân bay này;

      • Nếu thỏa thuận DAP (tại kho người mua) thì dĩ nhiên THC ở cảng đến/sân bay đến người bán phải trả.

    2.3. Địa điểm giao hàng ở nước người mua

    Hai bên có thể lựa chọn thỏa thuận trong hợp đồng địa điểm giao hàng theo một trong những cách:

    • DAP (tên cảng biển đến)

    • DAP (tên sân bay đến)

    • DAP (tên cửa khẩu nước nhập khẩu)

    • DAP (địa chỉ kho của người mua)

    Tuy nhiên, trong thực tế, nếu hai bên lựa chọn DAP để ký hợp đồng thì thường thấy nhất là lựa chọn DAP (kho người mua) vì nếu muốn giao ở cảng đến/sân bay đến thì hai bên thường chọn DAT. DAP (cửa khẩu) cũng thường được hai bên sử dụng khi bán hàng qua biên giới.

    2.4. Việc bốc, dỡ

    • Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên xe containers tại xưởng của mình

    • Người bán chịu chi phí + rủi ro cho việc bốc hàng lên tàu/máy bay tại cảng bốc/sân bay đi (chịu phí THC phí THC đầu bốc)

    • Tại cảng đến/sân bay đến. Nếu thỏa thuận DAP (cảng biển đến/sân bay đến) thì người mua phải trả THC tại cảng biển/sân bay này; nếu thỏa thuận DAP (tại kho người mua) thì dĩ nhiên THC ở cảng đến/sân bay đến người bán phải trả.

    • Người mua chịu chi phí + rủi ro cho việc dỡ hàng xuống xe containers tại xưởng của mình.

    2.5. Việc chuyển rủi ro

    Bất kể là thỏa thuận DAP giao đến đâu, rủi ro của hàng hoá sẽ được chuyển từ người bán sang người mua khi hàng còn nằm trên phương tiện vận tải/xe đầu kéo tại nơi giao đó. Có nghĩa là rủi ro trong việc việc dỡ hàng xuống khỏi phương tiện vận tải là do người mua chịu.

    2.6. Người bán không bị bắt buộc phải mua bảo hiểm cho lô hàng. Nhưng người bán nên mua bảo hiểm.

    3. Lưu ý khi sử dụng điều kiện Delivered at Place DAP

    Hãy phân tích thêm về điều kiện DAP (kho người mua). Đây là thỏa thuận mà trong đó hai bên muốn người bán sẽ làm mọi việc để chở hàng đến tận kho người mua, chỉ trừ hai việc là người bán không làm thủ tục hải quan nhập khẩu (không đóng thuế nhập khẩu) và không dỡ hàng xuống khỏi xe tại kho của người mua. Hàng đến cảng đến/sân bay đến, người mua phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu, rồi người bán mới tiếp tục vận chuyển hàng về kho của người mua. Rắc rối sẽ xảy ra nếu người mua không hoàn thành việc thông quan nhập khẩu, khiến cho người bán phải gánh chịu phí phạt lưu bãi, phí phạt của nhà xe… thậm chí người mua lại khiếu nại ngược người bán vì không giao hàng về kho đúng hạn. Rõ ràng, việc này là do lỗi của người mua không thông quan nhập khẩu nhưng lại bắt người bán phải gánh chịu. Vậy, để tránh mâu thuẫn này, thông thường hai bên thường chọn giải pháp: hãy để người bán làm mọi việc – kể cả thông quan nhập khẩu, để người bán có thể chủ động mọi việc. Người mua chỉ cần đợi hàng về xưởng của mình và dỡ xuống là xong. Khi đó, hai bên sẽ lựa chọn điều kiện DDP – người bán làm tất cả mọi việc để giao hàng đến tận kho người mua.

    ​​Bài viết độc quyền của tác giả: Ths. Lê Sài Gòn - Giám đốc Trung tâm Đào tạo và Tư vấn Xuất Nhập khẩu Sài Gòn - SIMEX

    Mọi chi tiết về Khóa họcGiảng viên và Lịch khai giảng, vui lòng tham khảo tại www.simex.edu.vn hoặc Hotline 0327567988 để được tư vấn Chuyên môn và tư vấn Khóa học xuất nhập khẩu miễn phí.

     

    LÊ SÀI GÒN
    Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh Quốc tế

    "Khi giảng dạy, tôi thường chia sẻ những điều tôi từng làm sai và lỗi lầm trong công việc và sự nghiệp, còn những cái đúng, đã có sách vở."

    Zalo tư vấn chat Simex Gọi tư vấn chat Simex Tư vấn 24/07 Zalo tư vấn chat Simex